Điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản được xem như là yếu tố quan trọng quyết định đến lựa chọn ứng viên- thực tập sinh đi làm việc ở nước ngoài. Những cập nhật thay đổi trong XKLĐ
Việt Nam đã từng ký hiệp ước về hợp tác lao động và an sinh xã hội với một số nước châu Âu. Điều này mở rộng hơn cơ hội cho người lao động đến các thị trường mới hơn. Vậy so với các thị trường quen thuộc như Nhật Bản, Hàn Quốc thì những quốc gia châu Âu có khó khăn gì về điều kiện đi xuất khẩu lao động?
Ưu điểm của thị trường châu Âu
Là thị trường mới, cho nên đây nghiễm nhiên là mảnh đất màu mỡ chưa nhiều người khai thác. Điều này không chỉ là cơ hội cho người lao động mà còn là cơ hội cho các đơn vị xuất khẩu lao động. Điều này không phải không có cơ sở. Nếu như ở những năm 2016 mới chỉ có khoảng hơn 100 lao động sang châu Âu thì đến 2018, con số này đã là 1.300.
Thị trường châu Âu cũng có những ưu điểm như:
- Lương ổn định
- Chế độ làm việc tốt
- Khí hậu không quá khắc nghiệt
Tuy nhiên, cũng chính vì mới mà điều kiện để người lao động có thể xuất cảnh cũng có phần khó khăn hơn. Cụ thể là những hạn chế sau:
Hạn chế về đơn hàng
Hiện nay, các thị trường châu Âu tiếp nhận lao động Việt Nam như Bulgaria, Ba lan, Rumani chủ yếu chỉ tuyển dụng lao động ngành xây dựng. Ví dụ như kỹ sư trắc địa, kỹ sư xây dựng, thợ mộc, thợ xây, thợ sắt. Bên cạnh đó cũng có y tá, điều dưỡng. Về cơ bản, điều này hạn chế nhiều lựa chọn của người lao động phổ thông. Đặc biệt là lao động nữ, vì những ngành nghề trên phần nhiều là cho lao động nam.
Hạn chế về điều kiện xuất khẩu lao động
Đối với đơn hàng sang châu Âu, người lao động cần có chứng chỉ tay nghề. Độ tuổi từ 22 đến 45, và cần có kinh nghiệm với ngành nghề tham gia đơn hàng.
Chưa được đầu tư nhiều như các thị trường quen thuộc
Do trước đây, nhiều lao động sang châu Âu làm việc có tư tưởng vừa đi làm vừa đi buôn. Khi Việt Nam đã kí kết hiệp ước thì để tránh trường hợp đáng tiếc, phía Hiệp hội Xuất khẩu lao động đã đưa ra chỉ đạo không nên đưa lao động đi ồ ạt, cần thí điểm trước. Vì thế, đây cũng là điểm hạn chế khi người lao động muốn tham gia.
Thị trường châu Á vẫn giữ vững phong độ của mình
So sánh với thị trường mới châu Âu có thể nói xuất khẩu lao động sang châu Á vẫn có ưu thế hơn. Đặc biệt là với xu hướng xuất khẩu lao động Nhật Bản 2020 quốc gia này đã và sẽ tiếp tục vượt qua các thị trường như Hàn Quốc, Đài Loan hay Trung Quốc trở thành thị trường XKLĐ số 1 tại Việt Nam. Ưu điểm của thị trường Nhật Bản cụ thể như sau:
Đa dạng đơn hàng
So với thị trường châu Âu, Nhật Bản tiếp nhận lao động đa dạng hơn về các nhóm ngành nghề. Về độ tuổi, Nhật Bản tiếp nhận những lao động từ 18 tuổi đến 35 tuổi. Đặc biệt, các đơn hàng phổ thông không yêu cầu tay nghề hay kinh nghiệm, trừ một số đơn hàng như hàn xì hay may mặc.
Các đơn hàng cho nữ cũng đa dạng hơn chứ không chỉ chủ yếu là cho nam giới.
Nhiều đơn vị phái cử uy tín hỗ trợ
Nhu cầu của người lao động lớn cũng là điều kiện và tạo môi trường cạnh tranh cho các đơn vị phái cử. Điều này mang lại cho người lao động nhiều lựa chọn hơn.
Châu Á vẫn là công xưởng của thế giới
Hiện nay, các doanh nghiệp lớn của các nước phát triển nói chung đều có nhà máy trụ sở đặt tại các nước châu Á. Bản thân các quốc gia châu Á phát triển cũng đối mặt với tình trạng thiếu lao động do già hóa dân số. Chính vì vậy, nhu cầu nhập khẩu lao động từ các nước đang phát triển là rất lớn. Những nước đứng trong top trả lương lao động xuất khẩu cao tiêu biểu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. Về phía nước xuất khẩu lao động cũng cần chú ý nâng cao trình độ và kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động để đáp ứng được với nhu cầu hiện đại hóa càng ngày càng lớn.
Hiện nay, thị trường chiếm vị trí số 1 tại Việt Nam đang là Nhật Bản. Xuất khẩu lao động đi Nhật hiện cũng được phân tầng khá rõ là:
- Đơn hàng phổ thông không cần kinh nghiệm
- Đơn hàng yêu cầu kinh nghiệm, kỹ năng làm việc
Xét về yêu cầu chung thì hiện nay yêu cầu cao nhất thuộc về chương trình kỹ sư đi Nhật, nhưng bù lại các chế độ về lương và đãi ngộ sẽ tốt hơn nhiều đơn hàng phổ thông. Vì thế nếu như các lao động đặc biệt là tầng lớp học sinh, sinh viên nếu được đầu tư đúng đắn về định hướng thì đây sẽ là cơ hội rất tốt cho các em làm việc trong môi trường chuyên nghiệp.
Kết luận
Điều kiện đi xuất khẩu lao động hiện nay không phải là khó nhưng chắc chắn dần dần sẽ có sự thay đổi để phù hợp với yêu cầu chung của thị trường. Nhiệm vụ của các ban ngành là làm sao để người lao động có được những điều kiện tốt nhất về thông tin, chương trình phù hợp với mình. Còn người lao động cũng cần chủ động trau dồi kiến thức khi đi xuất khẩu lao động :
- Nâng cao thu nhâp, tay nghề
- Thắt chặt tình đoàn kết giữa nước nhập khẩu lao động và nước xuất khẩu lao động.