Để đảm bảo quyền và lợi ích khi tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản 2019, NLĐ cần phải trang bị thêm kiến thức về Luật lao động tại Nhật Bản
Để đảm bảo quyền và lợi ích khi tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản 2023, người lao động thường dành sự quan tâm đến các vấn đề: Điều kiện tuyển dụng, điều kiện sức khỏe, chi phí xuất cảnh sang Nhật hay hồ sơ đi Nhật bao gồm những gì… Bởi họ cho rằng, đây đều là những vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và lợi ích của bản thân. Vậy nên, chỉ cần dành thời gian quan tâm những điều này thôi là đã đủ. Tuy nhiên, đây lại là suy nghĩ hết sức sai lầm của người lao động, bởi lẽ, để có thể đảm bảo quyền lợi khi ở đất nước mặt trời mọc. Thì việc trang bị thêm cho mình những kiến thức về Luật lao động tiêu chuẩn của Nhật Bản là việc làm vô cùng quan trọng. Biết luật để chấp hành đúng, để mọi quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình được đảm bảo tuyệt đối. Vậy đối với Luật lao động Nhật Bản, người lao động nên nắm bắt những điều gì?
Luật lao động tại Nhật Bản - người lao động cần biết
11 điều cần biết về Luật lao động tiêu chuẩn của Nhật Bản
1.Tuyệt đối không phân biệt chủng tộc dựa trên quốc tịch
Chính phủ Nhật Bản đã quy định rõ trong điều 3 của Luật tiêu chuẩn lao động như sau:
Về phía người lao động. Tuyệt đối không có sự phân biệt quốc tịch giữa người với người.
Về phía các công ty, doanh nghiệp. Nghiêm cấm việc đối xử bất bình đẳng về vấn đề tiền lương, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ, thời gian làm việc và những vấn đề khác đối với công nhân của mình chỉ vì quốc tịch, tôn giáo hay địa vị xã hội của họ.
2. Mọi điều kiện về mức lương, thời gian làm việc… phải được quy định rõ ràng trong hợp đồng lao động
Theo như quy định của Luật lao động tiêu chuẩn, người lao động có quyền thắc mắc tất cả những gì mà mình chưa rõ. Đồng thời, yêu cầu phía công ty, doanh nghiệp phải ghi rõ điều kiện làm việc, thời gian làm việc, mức lương thực lĩnh và lương cơ bản cũng như mọi vấn đề cụ thể khác. Phía sử dụng lao động phải ghi những điều kiện này ra bằng văn bản để người lao động nắm bắt.
Xem ngay: Những lưu ý quan trọng khi đi xuất khẩu lao động sang Nhật
NLĐ cần phải đọc kỹ hợp đồng trước khi ký kết
3. Nghiêm cấm mọi hành vi liên quan đến ép buộc hay bóc lột sức lao động
Trong điều 5 và điều 6 của Luật lao động tiêu chuẩn quy định rằng nếu phía tuyển dụng sử dụng lao động trái với ý muốn của người lao động sẽ được quy vào tội ép buộc, bóc lột sức lao động của người khác. Vậy nên, trong quá trình làm việc, nếu nhận thấy trường hợp này xảy ra đối với mình. Bạn cần phải lên tiếng hoặc báo lên các cấp cao hơn, lên Nghiệp đoàn hoặc Đại sứ quán Việt Nam để có sự can thiệp kịp thời.
4. Giới hạn tối đa sa thải người làm trong trường hợp bị bệnh hay tai nạn lao động
Khi đi xuất khẩu lao động Nhật bản 2023, người lao động cần biết rằng: nếu không may bị ốm hoặc tai nạn trong quá trình làm việc, bạn được phép vắng mặt tại nơi làm việc trong thời gian chữa trị y tế và công thêm 30 ngày sau khi chữa trị. Đây là điều đã được chính phủ Nhật Bản quy định trong điều 19 của Luật lao động tiêu chuẩn.
5. Trong bản hợp đồng lao động, tuyệt đối không được phép miêu tả sự đền bù do vi phạm hay không thực hiện đúng như hợp đồng đã quy định
Khi rà soát hợp đồng, nếu nhận thấy các dòng chữ tương tự như: Nếu xin nghỉ việc trước thời hạn hợp đồng quy định, người lao động buộc phải nộp 200 000 yên tiền đền bù hợp đồng. Thì đây là một trong những điều mà phía tuyển dụng đã vi phạm Luật lao động Nhật Bản. Bởi vì chính phủ Nhật đã quy định, trong hợp đồng lao động, tuyệt đối không được phép miêu tả việc đến bù. Nếu giữa 2 bên không thể thương lượng, mọi thủ tục pháp lý sẽ do pháp luật giải quyết.
6. Báo trước ít nhất 30 ngày nếu sa thải công nhân
Khi sa thải bất kỳ người lao động nào, phía tuyển dụng phải thông báo trước cho người đó ít nhất 30 ngày tính đến ngày bị sa thải. Nếu không đủ 30 ngày, công ty phải trả lương những ngày còn lại cho lao động theo quy định của pháp luật. Lý do sa thải phải rõ ràng, đồng thời phải có văn bản rõ ràng dưới sự cho phép của người đứng đầu Văn phòng giám sát Luật tiêu chuẩn.
7. Trả lương cho lao động
Sau khi trừ tất cả các khoản tiền thuế, bảo hiểm lao động, bảo hiểm y tế… phía công ty phải trả trực tiếp đầy đủ tiền lương cho người lao động ít nhất 1 tháng 1 lần, vào một ngày nhất định trong tháng.
8. Quy định về mức lương
Căn cứ vào công việc cũng như địa điểm làm việc mà có một quy định khác nhau về mức lương tối thiểu. Nhưng phía tuyển dụng tuyệt đối không được phép trả lương cho công nhân ít hơn lương tối thiểu. Từ năm 2017, mức lương tối thiểu giữa các vùng miền đã được tăng lên. Người lao động cần phải nắm rõ điều này để đảm bảo quyền lợi cho mình.
9. Quy định về thời gian làm việc
Theo Luật tiêu chuẩn của Nhật Bản, phía công ty, doanh nghiệp chỉ được phép sử dụng lao động 8 tiếng/ ngày, nghỉ 1 ngày/ tuần. Đối với giờ giải lao: Tối thiểu 45p khi thời gian làm việc không quá 6 tiếng và tối thiểu 60p khi làm việc 8 tiếng/ ngày. Được nghỉ các ngày lễ, tết theo quy định.
Nếu làm việc ngoài giờ hành chính, tiền lương sẽ được tăng thêm 1.25 lần hoặc 1. 35 lần khi làm việc vào các ngày nghỉ lễ, tết so với mức lương cơ bản… Nếu làm thêm vào ban đêm ( sau 10 giờ tối đến 5 giờ sáng) thì tiền lương sẽ được tăng lên 25% so với các ngày làm việc bình thường trong tuần.
10. Các ngày nghỉ trong năm
Cũng như Việt Nam, Nhật Bản cũng có những ngày nghỉ lễ, tết… Vào những ngày này, người lao động sẽ được nghỉ làm. Cùng với đó, các nhà tuyển dụng cần phải bố trí cho lao động có kỳ nghỉ phép trong năm. Nếu lao động đó đã gắn bó với doanh nghiệp trên 6 tháng và làm việc hơn 80% lượng thời gian làm việc thông thường.
11. Hoàn trả tiền cho người lao động
Nếu lao động chế hoặc từ chức thì buộc phía tuyển dụng phải hoàn trả lại toàn bộ những khoản tiền thuộc quyền sở hữu của người lao động trong vòng 7 ngày.
Tuân thủ đầy đủ các quy định trong Luật lao động tiêu chuẩn Nhật Bản là trách nhiệm và nghĩa vụ không chỉ của người lao động mà còn là của phía tuyển dụng lao động. Vậy nên, để quyền lợi của mình được đảm bảo, bạn cần phải tìm hiểu kỹ những vấn đề này trong quá trình tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản 2023.