Để việc tặng quà trở nên ý nghĩa và thể hiện thiện chí của mình, người lao động cần phải tìm hiểu những quy tắc, quan niệm về tặng quà của người Nhật. Nhằm tránh sự cố ngoài ý muốn...
Trong quá trình sinh sống, học tập và làm việc ở đất nước mặt trời mọc theo chương trình thực tập sinh Nhật Bản. Sẽ có những lúc người lao động muốn dành tặng cho người bản xứ món quà nào đó nhằm gắn kết tình bạn giữa hai người. Việc tặng quà tưởng chừng như đơn giản nhưng với đất nước mặt trời mọc, đây là cả một nghệ thuật. Người Nhật có những quan niệm riêng, thậm chí là quy tắc riêng trong việc tặng quà. Do đó, nếu không tìm hiểu kỹ những quy tắc đó, vô tình thiện ý của bạn sẽ làm cho đối phương cảm thấy không hài lòng.
Thực tập sinh cần tìm hiểu về văn hóa tặng quà của người Nhật
Một số vấn đề cần lưu ý khi tặng quà cho người Nhật dành cho người lao động
Khi biếu quà cho người khác, giá trị vật chất của món quà không ý nghĩa bằng việc bạn đã nghĩ đến người được tặng và muốn thể hiện sự quan tâm nhiệt tình cho người đó biết. Và một khi ta làm được điều này, người nhận quà luôn cảm thấy được tôn trọng và vui vẻ hơn, ngay cả bản thân ta cũng cảm thấy thật hạnh phúc khi đã làm được một điều gì đó mang đến nụ cười cho người được tặng quà. Với người Nhật cũng vậy, việc tặng quà dường như đã trở thành một lẽ tự nhiên trong văn hóa ứng xử của người Nhật Bản. Tặng quà để thể hiện tình cảm, để gắn kết mối quan hệ giữa người với người. Do đó mà các món quà được tặng ở Nhật không quá nặng về giá trị nhưng để món quà thực sự là sợi dây gắn kết thì đó là cả một nghệ thuật. Vậy nên, khi tặng quà cho người bản xứ, lao động Việt nên chú ý:
1. Chu đáo và tỉ mỉ về mặt hình thức
Sự chu đáo và tỉ mỉ mà bạn gửi gắm trong từng chiếc nơ, giấy gói cho thấy bạn rất trân trọng đối phương, trân trọng mối quan hệ mà 2 người đang dựng xây, vun đắp. Món quà mà bạn lựa chọn không nhất thiết phải thật đắt tiền. Đó có thể chỉ là một hộp bánh, một chiếc thiệp nhỏ xinh nhưng nó phải được gói bọc cẩn thận và đẹp mắt. Bởi vì người Nhật rất thích cái đẹp và sự chỉnh chu.
Cách gói quà khá cầu kỳ với nhiều lớp giấy bọc, lớp ngoài cùng cột nơ giấy hoặc lụa. Thắt nơ được xem là giai đoạn công phu nhất vì chúng thể hiện sự tinh tế, khéo léo của người tặng. Tùy vào dịp tặng quà, bạn nên chọn một loại màu nơ khác nhau. Nếu là chúc mừng thì hãy chọn nơ có màu đỏ trắng để thể hiện sự may mắn. Còn nếu để chia buồn thì tốt nhất bạn nên chọn nơ màu đen.
Xem thêm: Phong cách sống và làm việc của người Nhật LĐ Việt nên học tập
Trước khi tặng, bạn hãy gói quà cẩn thận và đúng quy tắc nhé
2. Gói quà thật kín đáo.
Theo quan niệm của người Nhật Bản, khi nhận quà nếu biết luôn món quà đó là gì thì món quà đó sẽ không mang lại may mắn cho người nhận nữa. Vậy nên, để tránh găp phải trường hợp này khi gói quà bạn nên gói cẩn thận, kín đáo.
3. Có đủ quà cho mọi người nếu bạn muốn tặng quà cho một nhóm người
Sẽ thật xấu hổ khi bạn có thiện chí tặng quà cho một nhóm người nào đó nhưng lại không đủ quà. Trong trường hợp không đủ quà cho tất cả mọi người, hoặc là không tặng nữa, hoặc chỉ tặng cho một người có chức vụ cao nhất.
4. Đưa hai tay và cúi người khi tặng quà để thể hiện sự chân thành
“Của cho không bằng cách cho” là câu nói đúng nhất trong trường hợp này. Cho dù món quà mà bạn dành tặng cho đối phương có đắt tiền đến đâu. Nhưng thái độ không chân thành, nhã nhặn thì việc tặng quà sẽ không còn ý nghĩa gì nữa. Do đó, để thể hiện sự kính trọng, chân thành của mình bạn nên đưa hoặc nhận cả 2 tay, người hơi cúi…
Xem ngay: Những điều thực tập sinh cần biết về cuộc sống ở Nhật Bản
Nên đưa hai tay và cúi người khi tặng quà để thể hiện sự chân thành
5. Không tặng quà khi có sự xuất hiện của người thứ 3
Trong quá trình sinh sống và làm việc theo chương trình thực tập sinh Nhật Bản. Nếu muốn tặng quà riêng cho ai đó thì tốt nhất không nên tặng khi có người khác. Bởi vì đây được xem là hành động mất lịch sự, bạn sẽ khiến người thứ 3 cảm thấy lạc lõng vì sự có mặt của họ vào lúc này.
6. Số 4 và số 9 kiêng kỵ
Người Nhật Bản kiêng kỵ số 4 và số 9 bởi vì cách phát âm của số 4 tương tự như chữ “tử”, số 9 lại không phải là con số may mắn vì có ý nghĩa là đau khổ. Do đó bạn cần phải hết sức chú ý điều này.
7. Không tặng trà
Ở Việt Nam, trà là thứ không thể thiếu trong mỗi giỏ quà biếu tết, hay mừng thọ… Tuy nhiên với người Nhật Bản họ lại rất kiêng kỵ việc tặng trà bởi theo quan niệm của người bản xứ. Tặng trà đồng nghĩa với việc cho rằng người nhận quà không trong sạch. Cùng với đó, ở Nhật, trà chỉ được dùng để đáp lễ sau khi cúng bái.
Không nên tặng trà cho người Nhật Bản
8. Tôn trọng món quà được tặng
Nếu có ai đó tặng quà cho bạn, bạn nên nhận quà với sự thích thú pha nét ngạc nhiên, ngay cả khi những món quà đó không phải là thứ ta thích. Hãy tôn trọng tình cảm của người tặng quà cho bạn mà vui vẻ đón nhận lấy.
Như vậy, muốn việc tặng quà của mình không bị “phản tác dụng”, người lao động khi tặng quà cho người bản xứ cần hết sức lưu ý những vấn đề trên. Chúc bạn ghi được điểm tốt trong lòng đối phương nhờ nghệ thuật tặng quà khéo léo và đầy tinh tế trong quá trình tham gia chương trình thực tập sinh Nhật Bản.