Đi Nhật Bản làm điều dưỡng, điều dưỡng viên được nâng cao trình độ chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ tiếng Nhật, rèn luyện kỹ năng và tác phong làm việc
Bạn đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học ngành điều dưỡng. Bạn có nhu cầu xuất khẩu lao động để có được mức thu nhập cao hơn và nâng cao rèn luyện chuyên môn. Hãy đọc ngay bài viết sau để có được những thông tin chính xác nhất cho câu hỏi xuất khẩu điều dưỡng sang Nhật Bản có tốt không?
Điều dưỡng viên là gì?
Bên cạnh các chuyên ngành như Y, Dược, Điều dưỡng đang dần khẳng định vị trí của mình trong việc đào tạo nhân lực phục vụ cho Y tế. Điều dưỡng viên là người có nhiệm vụ bảo vệ, tối ưu hóa về sức khỏe, dự phòng bệnh và chấn thương; người điều dưỡng viên cũng có vai trò xoa dịu nỗi đau qua chẩn đoán và điều trị nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu chăm sóc sức khỏe cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hôi. Như vậy có thể thấy nhu cầu đối với nhân sự ngành này đang rất lớn cả trong và ngoài nước. Đặc biệt tại Nhật Bản, sự già hóa dân số đang dần trở nên trầm trọng khiến cho nguồn lao động trẻ trong nước thiếu hụt trầm trọng, trong đó có nhân sự ngành Điều dưỡng.
Những lợi ích khi sang xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành điều dưỡng
1. Thu nhập cao và ổn định
Đây có thể nói là yếu tố đầu tiên thu hút các lao động khi lựa chọn con đường xuất khẩu lao động. Đặc biệt với ngành điều dưỡng, các ứng viên đều đã có bằng cấp tại Việt Nam nên thu nhập sẽ cao hơn so với thực tập sinh các ngành nghề không yêu cầu kinh nghiệm. Theo đó mức lương áp dụng với các lao động làm điều dưỡng tại Nhật Bản sẽ được tính theo quy định hiện hành của Nhật Bản. Thêm vào đó, nếu như làm việc có thành tích tốt, người lao động có thể nhận được trợ cấp tương ứng.
Thu nhập từ việc làm điều dưỡng cao và ổn định
2. Nâng cao vốn tiếng Nhật
Trước khi xuất cảnh, các thực tập sinh đã được đào tạo về tiếng Nhật, trong quá trình làm việc và tiếp xúc với người bản xứ hàng ngày cũng sẽ giúp thực tập sinh nâng cao vốn tiếng Nhật. Đây là nền tảng rất tốt cho điều dưỡng viên khi về nước.
Xem ngay: Bí quyết học tiếng Nhật nhanh nhất - bạn có biết
3. Nâng cao chuyên môn, kinh nghiệm công việc
Ngoài những kiến thức đã được học trong trường, khi sang Nhật Bản làm việc, điều dưỡng viên sẽ được tiếp xúc với nền y học tiên tiến hiện đại. Đây là những kinh nghiệm hết sức quý báu cho tương lai sau này.
Điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành Điều dưỡng
Sau đây là những điều kiện đi xklđ Nhật Bản ngành điều dưỡng mà các ứng viên cần đáp ứng
1. Độ tuổi từ 20 đến dưới 35 tuổi, ứng viên trên 35 tuổi không tham gia ứng tuyển được
2. Tốt nghiệp Trung cấp/ Cao đẳng/ Đại học chuyên ngành Điều dưỡng hoặc Điều dưỡng đa khoa
3. Điều kiện sức khỏe tốt, không có dị tật
4. Không mắc tiền án, tiền sự
5. Có trình độ tiếng nhật từ N4 trở lên
6. Có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm làm điều dưỡng
7. Có chứng chỉ hành nghề theo luật khám và chữa bệnh ở Việt Nam
Ở Nhật Bản, công việc điều dưỡng viên được chia theo ca, tùy theo từng ca làm việc mà công việc của người điều dưỡng viên sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:
1. Giúp người bệnh/người già ăn uống
Nhiệm vụ của người điều dưỡng là đọc thực đơn, mang cơm và thức ăn cho người bệnh hoặc người già, rót trà nước và giúp đỡ người bệnh hoặc người già dùng bữa. Một ngày sẽ gồm có 4 bữa gồm 3 bữa chính và 1 bữa phụ.
Xem ngay: Bí quyết giúp bạn tự tin khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
2. Chăm sóc sinh hoạt hàng ngày
Những sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân hoặc người già như tắm, vệ sinh, thay đồ. Lúc mới bắt đầu vào làm có thể bạn còn chưa quen nên thấy có chút khó khăn. Nhưng hiện nay, các bệnh viện hoặc nhà dưỡng lão ở Nhật Bản đều có trang thiết bị hiện đại hỗ trợ nhiều nên công việc cũng sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều
3. Theo dõi sức khỏe bệnh nhân
Người điều dưỡng viên có nhiệm vụ theo dõi tình hình sức khỏe bệnh nhân, thông báo với bác sĩ khi có những tình huống phát sinh để kịp thời xử lý
4. Trò chuyện cùng bệnh nhân hoặc người già
Những bệnh nhân hoặc người già trong các nhà dưỡng lão đều rất cần được trò chuyện hỏi han. Đây cũng chính là một liệu pháp tinh thần để cho bệnh nhân hay người già có tinh thần thư thái từ đó cải thiện tình trạng sức khỏe.
Người Điều dưỡng viên chính là người trực tiếp chăm lo cho sức khỏe của người bệnh hàng ngày, chính vì thế ngoài chuyên môn tốt, một người điều dưỡng viên cũng cần:
● Tinh thần trách nhiệm với công việc
● Luôn có tinh thần lạc quan, suy nghĩ vui vẻ
● Biết lắng nghe và thấu hiểu bệnh nhân
Như vậy có thể thấy, xuất khẩu điều dưỡng sang Nhật Bản có một lựa chọn tốt cho dành cho lao động có trình độ. Có câu Lương y như từ mẫu, người Điều dưỡng viên tuy không phải là bác sĩ trực tiếp điều trị nhưng cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phục hồi sức khỏe của người bệnh. Đây là công việc cần có cái tâm lớn, đáp lại những điều đó, giá trị mà bạn nhận được không chỉ có giá trị vật chất mà còn có giá trị tinh thần khi bạn chăm sóc và thấy được sự hồi phục sức khỏe của bệnh nhân. Chúc các bạn có những lựa chọn đúng đắn.